Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Cỏ mần trầu không chỉ giúp tóc suôn mượt mà còn được sử dụng như một vị thuốc, có tác dụng điều hòa cơ thể, mát gan, chữa sốt cao, tiểu tiện khó khăn…
Đặc điểm và công dụng của cỏ mần trầu
Cỏ mầu trầu còn có tên là cỏ dáng, cỏ bắc, thiên kim thảo, thanh tâm thảo… Tên khoa học là: Eleusine indica (L.) Gaertn. (Cynosurus indica L.), thuộc họ Lúa Poaceae (Gramineae).
Cỏ mần trầu sống hằng năm, rễ mọc khỏe, mọc thành cụm. Thân mọc thẳng, cao chừng 40-60cm, bò dài ở đoạn gốc. Lá mọc cách xa nhau, hình dải, mềm nhẵn, nhọn đầu, dài 10-30cm, rộng 3-7mm; bẹ lá có lông, ôm lấy thân cành. Cụm hoa mọc thành bông, gồm 5-7 bông, mọc ở ngọn và có đến 2 bông khác mọc thấp hơn trên cán hoa, trông giống như những ngón tay; mỗi bông lại mang nhiều hoa nhỏ. Quả thuôn dài, ráp, gần như 3 cạnh, dài 1,5mm, vỏ quả mềm.
Cỏ mần trầu mát gan, chữa sốt cao, tiểu tiện khó.
Để làm thuốc, người ta nhổ toàn cây, liền cả rễ, bỏ tạp chất, phơi khô, cắt ngắn. Có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào đầu thu.
Theo Đông y: Cỏ mầu trầu có vị ngọt, tính mát; vào các kinh Can, Phế và Vị; có tác dụng thanh nhiệt mát máu, chống bốc nóng, dùng chữa cảm nắng, sốt nóng, máu xông lên đầu, nổi mẩn đỏ, tiểu tiện sẻn, tiểu đục, ngoại thương xuất huyết.
Bài thuốc từ cỏ mần trầu
– Trị sốt cao, hôn mê, gân co rút: Cỏ mần trầu tươi 250g, nước 600ml. Đun chín, uống như trà, uống hết trong vòng 12 tiếng.
– Phòng ngừa và điều trị huyết áp cao:
– Ngày dùng 60-100g cỏ khô (hoặc 300-500g cỏ tươi), sắc uống thay nước trà.
– Hoặc dùng bài: Cỏ mần trầu tươi 500g, giã nát, thêm 200ml nước đun sôi để nguội, lọc lấy nước cốt uống, ngày uống 2 lần, sáng và chiều.
– Hỗ trợ điều trị bệnh gan, làm mát gan, chữa vàng da: Cỏ mần trầu tươi 100g, sơn chi ma 50g, sắc nước uống.
Cây và vị thuốc rễ cỏ tranh giúp lợi tiểu
– Chữa kiết lỵ: Cỏ mần trầu tươi 100g; sắc nước, thêm đường đỏ vào, uống ngày 2 lần.
– Trị say nắng, sốt nóng: Cỏ mần trầu tươi 100g, sắc nước uống trong ngày.
– Chữa tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục: Cỏ mần trầu tươi 100g, rễ cỏ tranh tươi 20g, sắc uống.
– Trị viêm tinh hoàn:
– Cỏ mầu trầu, ích mẫu – mỗi vị 40g, sắc uống.
– Hoặc dùng bài: Cỏ mần trầu tươi 200g, hạt vải khô 14 hạt; đổ nửa rượu nửa nước vào sắc trong một giờ; uống vào trước bữa ăn, ngày 2 lần.
– Giảm sưng đau vú nóng đỏ: Cỏ mần trầu 50g, bồ công anh 50g; đổ ngập nước, cho 1 quả trứng gà vào luộc chín; ăn trứng, uống nước thuốc, còn bã thuốc đắp vào chỗ sưng đau.
– Dự phòng viêm não B: Cỏ mần trầu tươi 100g/ngày, sắc nước uống thay trà phòng ngừa bệnh viêm não B, trong mùa dịch.
Cỏ mần trầu không độc, tuy nhiên cần đảm bảo nguồn dược liệu sạch, uy tín, đồng thời bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc Đông y để sử dụng mần trầu một cách an toàn và hiệu quả.
Theo Lương y Hoài Vũ
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
More Posts