Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Đái tháo đường đông y gọi là ‘tiêu khát’. Với thể bệnh nhẹ, điều trị bằng ăn uống, có tác dụng rất tốt trong việc khống chế bệnh. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, trái ổi có thể hỗ trợ cải thiện đường huyết…
Theo Đông y, bệnh tiêu khát (đái tháo đường) là sự đốt cháy tân dịch ở bên trong cơ thể từ đó mà nhu cầu cơ thể đòi hỏi ăn nhiều, uống nhiều để bù đắp tân dịch. Tiêu khát bằng nhiều hình thức đốt cháy, tiêu hao tân dịch, có khi bằng đường niệu, bằng đường sốt, ra mồ hôi hoặc nung đốt phần âm dịch, làm cơ thể luôn luôn nóng hơn bình thường…
Đái tháo đường có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tác dụng dược tính của trái ổi
Vị thuốc lá ổi được ghi chép đầu tiên trong sách “Tăng đính Lĩnh Nam thái dược lục” với tên “kê thỉ trà”, còn có tên là “phiên đào diệp”, “ná bạt diệp”, “bạt tử tâm diệp”. Theo Đông y, dược tính và tác dụng của cây ổi được xác định như sau:
– Phiên thạch lựu: Là trái ổi xanh chín có vị ngọt, chát, tính bình, không độc; vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng; có công năng kiện tỳ tiêu tích, chỉ tả (chống tiêu chảy); chủ trị các chứng thực tích (thức ăn tích trệ bụng trướng đầy), trẻ nhỏ cam tích, tiêu chảy, bệnh lỵ, thoát giang (sa trực tràng), băng huyết…
– Phiên thạch lựu can: Là trái ổi xanh, chưa chín, dùng tươi hoặc thái miếng sấy khô. Theo sách “Quảng Đông trung dược”, phiên thạch lựu can có vị chua, chát, tính ấm; có tác dụng chữa bệnh lỵ, dùng 6-9g sắc uống.
– Phiên thạch lựu diệp: Là lá ổi non, dùng tươi hoặc khô. Trong các sách thuốc cổ, phiên thạch lựu diệp có vị chua, chát, tính bình, không độc; có tác dụng trị bì phu thấp chẩn (chữa eczema), thu liễm chỉ tả (cầm tiêu chảy), sang thương xuất huyết (bị thương chảy máu).
Dùng ngoài giã đắp vào nơi tổn thương.
Trái ổi hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Theo y học hiện đại, bệnh đái tháo đường là do insulin bị thiếu hụt tương đối hoặc tuyệt đối, dẫn tới hàng loạt các rối loạn chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm, nước và điện giải.
Biểu hiện của bệnh là: Uống nhiều, tiểu nhiều, ăn nhiều, mệt mỏi, thể trọng giảm và nồng độ đường glucose trong máu tăng.
Trái ổi có tác dụng hạ đường huyết.
Quả ổi: Để hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường tới mùa ổi chín hàng ngày có thể ăn 100-300g trái ổi chín, hoặc dùng trái ổi chưa chín 250-350g ép lấy nước uống.
Lá ổi: Trong các mùa khác, có thể sử dụng 8-12g lá ổi khô hoặc 25-30g lá ổi tươi, sắc nước uống thay trà.
Theo “Từ điển các vị thuốc dưỡng sinh hiện đại” (Hiện đại dưỡng sinh bảo kiện trung dược từ điển): Cho thỏ uống nước ép trái ổi với liều 25g/kg, thấy huyết áp ở thỏ bình thường hạ xuống 19%; còn ở thỏ mắc bệnh đái tháo đường hạ xuống 25%. Tác dụng của nước ép trái ổi đạt mức tối cao 4 giờ sau khi uống; sau 24 giờ thì đường huyết khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Các hợp chất flavonoid trong lá ổi có tác dụng hạ đường huyết rõ ràng đối với chuột bị bệnh đái đường do alloxan (alloxan diabetes). Hiệu suất hạ đường huyết sau 2 giời là 30%; sau 4 giờ là 46%, sau 6 giờ là 57%. Hợp chất flavonoid trong lá ổi cũng có tác dụng hạ đường huyết đối với chuột bình thường.
Nguyên lý hạ đường huyết của lá ổi là ngoài tác dụng nâng cao hiệu suất lợi dụng đường glucose của các tổ chức ngoại vi, còn có tác dụng trực tiếp xúc tiến sự kết hợp của insulin với thụ thể đặc hiệu, nâng cao độ mẫn cảm của insulin.
Mặc dù những nghiên cứu về lá và quả ổi có tác dụng tốt với người đái tháo đường, tuy nhiên chỉ nên xem là biện pháp hỗ trợ, bổ sung cùng với thuốc điều trị của bác sĩ góp phần kiểm soát bệnh được tốt nhất.
Nguồn: Lương Y Chu Văn Tiến
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
More Posts