Tel

0822555240

Email

mochoatra.shop@gmail.com

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Đừng vội nghĩ thứ quả nhỏ bé này thì không có lợi gì, thực ra, trám được mệnh danh là “món thịt của người nghèo” vì chứa cả kho dinh dưỡng.

Mùa thu là mùa thu hoạch của quả trám. Thứ quả có hình thoi, màu tím thẫm, cùi vàng… được miêu tả rằng “vừa cứng như đá, vừa có vị chua chát, đắng”. Thế nhưng quả trám nếu biết tận dụng để kho thịt, kho cá, nhồi thịt… sẽ vừa ngọt bùi, hấp dẫn đến khó tin.

Đừng vội nghĩ thứ quả nhỏ bé này thì không có lợi gì. Thực ra, trám được mệnh danh là “thịt của người nghèo”. Trong quả trám có chứa protein, lipid, axit folic, vitamin C, B1, P, chất xơ, kali, canxi, kẽm, sắt… Do chứa khá dồi dào dinh dưỡng nên trám có tác dụng cung cấp năng lượng không kém thịt cá.

Quả trám nếu biết tận dụng để kho thịt, kho cá, nhồi thịt… sẽ vừa ngọt bùi, hấp dẫn đến khó tin.

Theo y học cổ truyền, quả trám có vị chua, ngọt, chát, tính ấm, vào kinh phế, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân chỉ khát, giải độc, lợi hầu họng, không độc. 

Theo lương y đa khoa Quốc gia Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội): “Trám là loại quả ngon lành và bổ dưỡng nhưng muốn sử dụng làm thuốc thì phải dùng đúng cách. Trám có thể tận dụng để điều trị một số vấn đề như giải rượu, nọc độc con dải, chữa yết hầu cổ họng sưng đau hoặc ho nhiều đờm…”.

Món ăn, bài thuốc từ quả trám

Dưới đây là một số món ăn, bài thuốc từ quả trám do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ để các gia đình tham khảo:

Chữa lở miệng

Cách làm: Đem lượng quả trám vừa đủ đi đốt tồn tính, trộn cùng mỡ lợn. Bôi vào chỗ lở sẽ nhanh thuyên giảm.

Giảm triệu chứng đau đầu

Cách làm: Dùng 10g trám tươi bỏ hạt, 15g hành hoa, 10g tử tô, 10g gừng tươi sắc với 1,5 lít nước đến khi cạn còn 500ml, chia đều 3 bữa, uống khi còn ấm có tác dụng trị đau đầu. Áp dụng trong 3-5 ngày, trị bệnh đau đầu được dứt điểm.

Giải nhiệt, thanh phế

Cách làm: Cho 10g trám tươi bỏ hạt, 120g ngó sen tươi, 6g gừng, 150g mã thầy vào máy ép, ép lấy nước, uống đều 2 bữa sau bữa ăn 30 phút có tác dụng giải nhiệt, thanh phế, lợi cho hầu họng.

Giải ngộ độc cua cá

Cách làm: Dùng 30g trám trắng đem đi sắc với nước uống. Uống khi còn ấm sẽ nhanh khỏi.

Chữa da bị nứt nẻ do lạnh, giá lạnh

Cách làm: Lấy lượng hạt quả trám vừa đủ đem đốt tồn tính (đốt không cho cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70% rồi thôi), trộn cùng dầu mè. Bôi vào chỗ nứt nẻ.

Chữa sâu răng, đau răng

Cách làm: Đốt quả trám thành than, tán thật nhỏ sau đó trộn với một ít xạ hương rồi bôi và xỉa vào chỗ đau răng.

Chữa ho gà, ho do cảm lạnh bằng quả trám

Cách làm: Dùng 10g trám tươi bỏ hạt sắc cùng 1 lít nước, có thể thêm đường phèn, uống khi còn ấm, 2 bữa sáng- tối sau bữa ăn 30 phút có tác dụng chữa ho gà, ho do cảm lạnh. Kiên trì áp dụng trong 7-10 ngày để trị bệnh được triệt để.

Trị đau nhức xương khớp bằng quả trám

Cách làm: Cạo bỏ vỏ lớp sần bên ngoài 10g trám, rửa sạch, cắt lát, sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 1 nửa. Chia uống 3 lần sau bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh đau nhức xương hiệu quả.

Trám là nguyên liệu của nhiều món ăn ngon.

Chữa chứng miệng lở, nhiệt bằng quả trám

Cách làm: Lấy 50g trám đốt thành than, tán thành bột mịn bôi lên vùng miệng bị nhiệt. Kết hợp với uống nước quả trám luộc để đạt được hiệu quả như ý.

Chữa cảm nắng

Cách làm: 10g trám đập vụn, đun với 30g rễ sậy cùng 2 lít nước đến khi còn 500ml. Chia đều 3 bữa uống có tác dụng giải cảm do nắng gây ra.

Chữa viêm họng mạn tính

Cách làm: Dùng 6g trám, 6g trà xanh sắc cùng 1 lít nước đến khi cạn còn nửa, để nguội. Sau đó hòa 1 thìa mật ong vào uống từng ngụm sẽ có tác dụng trị viêm họng mạn tính.

Chữa kiết lị bằng quả trám

Cách làm: Dùng 100g trám cả hạt sắc với 1 lít nước đến khi cạn rồi cô lại lấy cao. Chia thành 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút có tác dụng điều trị bệnh kiết lị.

Trị nứt nẻ gót chân khi trời rét

Cách làm: Hạt trám trắng đốt thành than, tán mịn, trộn đều với dầu thực vật, bôi vào chỗ đau.

Món ngon từ quả trám.

Giúp giải rượu

Cách làm: Dùng nước lạnh rửa sạch 12 quả trám, lấy dao khía trên mỗi quả 4 – 5 đường rồi nhét 1,5g phèn chua vào những vết khía ấy, nhai nhỏ nuốt dần để giã rượu. Hoặc trám tươi (10 quả) sắc lấy nước uống.

Nguồn: Bảo Nam

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

More Posts

Có thể bạn quan tâm !

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!