Tel

0822.555.240

Email

mochoatra.shop@gmail.com

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Mất sữa là một trong những nỗi lo lớn nhất của các bà mẹ sau sinh. Một số món ăn, vị thuốc trong Đông y có thể chữa tắc tia sữa, hạn chế được cơn đau nhức, giúp khơi thông tuyến sữa nhanh chóng và hiệu quả hơn…

Có trường hợp phụ nữ sau khi sinh xong 5 ngày sữa vẫn chưa xuống hoặc chỉ xuống rất ít không đủ cho con bú. Nguyên nhân chính thường do cơ thể bị suy yếu nên các tuyến sữa hoạt động kém.

Người mẹ muốn nhiều sữa nên chú ý bồi dưỡng, ăn uống đầy đủ, kết hợp dùng với một số vị thuốc lợi sữa và thông tia sữa thường dùng trong dân gian để cải thiện tình trạng ít sữa, mất sữa.

Hạt mùi khô chữa cạn sữa ở phụ nữ sau sinh.

Lá rau mùi khô (hoặc hạt mùi khô) chữa tắc sữa, mất sữa

Tính vị: Vị cay, tính ấm.

Tác dụng: Dùng uống trong, có tác dụng chữa phụ nữ sau sinh cạn sữa, gây trung tiện, dễ tiêu hóa, kích thích. Nó cũng là loại thuốc phát tán, làm cho sởi mọc và tiêu đờm trệ.

Cách dùng: Lấy 15-20g lá khô (hoặc 6-10g hạt khô) đem sao qua, rồi đem sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200ml, chia nước sắc làm 2 lần, uống sau ăn 1h, uống trong ngày. Duy trì liên tục khoảng 5-7 ngày.

Nước sắc chè đắng giúp tăng tiết sữa.

Nước sắc chè đắng (cây ba chạc)

Tính vị, quy kinh: Vị đắng, tính lạnh, quy kinh can, tỳ, vị.

Tác dụng: Giải nhiệt, giảm đau, giải độc, trừ thấp, trị ngứa. Nước sắc từ lá, cành non của ba chạc có tác dụng hình thành tuyến sữa và tăng tiết sữa, giúp cải thiện tình trạng viêm, tắc tia sữa.

Cách dùng: Lá chè đắng tươi khoảng 10-15g rửa sạch, nấu với 500-600ml nước, sắc tới khi còn 200ml. Chia uống ngày 2 lần. Duy trì liên tục trong 5-7 ngày.

Lưu ý: Cần phân biệt chè đắng được thu hái lá từ cây ba chạc mới có tác dụng tăng tiết sữa, tránh nhầm lẫn với các loại chè đắng của các loại cây khác có cùng tên.

Thông thảo có tác dụng thúc sữa ở phụ nữ sau sinh.

Móng giò hầm thông thảo

– Thành phần: Móng giò lợn 2 cái, thông thảo 03g, gừng, hành, muối vừa đủ.

– Cách làm: Móng giò rửa sạch, cho vào nồi cùng với thông thảo, nước vừa đủ, cho hành, gừng, muối vừa đủ, đun nhỏ lửa 4 giờ là được.

– Công dụng: Bổ hư thông sữa.

+ Móng giò: Tính bình, không độc, tác dụng thanh thấp nhiệt, thông ứ, tiêu viêm, bổ khí huyết…

+ Thông thảo: Vị ngọt, nhạt, hơi hàn, quy kinh phế vị. Lõi thân có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, thông khí hạ nhũ, thanh nhiệt giải độc, trấn khái (giảm ho). Rễ có tác dụng hành khí, lợi thủy, tiêu thực, thúc sữa.

– Phạm vi dùng: Sữa xuống không đủ.

– Cách dùng: Ăn kèm trong bữa, tùy lượng có thể chia làm mấy bữa, ăn liền 3-5 ngày.

Cá diếc thông mạch xuống sữa chữa tắc tia sữa, mất sữa ở phụ nữ sau sinh.

Cá diếc luộc

Cá diếc vị ngọt, tính bình, tác dụng kiện tỳ, bổ vị điều khí, trừ thấp, giúp ăn ngon miệng, phòng chống lạnh bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, lợi tiểu, tiêu thũng, cầm máu.

Thành phần: Cá diếc tươi 1 con 250g.

– Chế biến: Cá đánh vảy bỏ mang ruột, rửa sạch cho vào nồi, nước vừa đủ, không cho bất kỳ gia vị gì, đun nhỏ lửa 30 phút, nước có màu trắng sữa là được.

– Công dụng: Bổ tỳ vị, thông mạch xuống sữa.

– Phạm vi dùng: Dịch sữa tiết không đủ do khí huyết hư.

– Cách dùng: Ăn riêng trước bữa ăn, tùy lượng chia làm mấy bữa, ăn liền 5-7 ngày.

Trên đây là một số vị thuốc, món ăn bài thuốc chữa tắc tia sữa, mất sữa. Phụ nữ sau sinh bổ sung những nhóm thực phẩm lợi sữa, giúp cải thiện hiệu quả tình trạng tắc tia sữa, mất sữa tạm thời.

Nếu có bất thường hoặc các triệu chứng nặng như sốt cao, sưng đau vú… cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có hướng điều trị cụ thể.

Các bà mẹ lưu ý, yếu tố quan trọng nhất giúp sữa về nhanh và nhiều sau sinh là: Động tác mút vú của trẻ, ngủ đủ, ăn đủ và uống nhiều nước. Vì vậy, các sản phụ nên cho con bú thường xuyên, ngủ đủ giấc, ăn các thức ăn lợi sữa và uống nhiều nước sẽ giúp sữa về nhanh và tốt hơn.

Theo BS. Hạ Tú

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

More Posts

Có thể bạn quan tâm !

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!