Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Thải độc gan được biết đến là biện pháp loại bỏ độc tố trong cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe… Tuy nhiên, liệu thải độc gan có thực sự giúp làm sạch gan và đạt được các tác dụng mong muốn.
Hiểu đúng thải độc gan như thế nào?
Gan là một trong những cơ quan lớn nhất, có chức năng giúp cơ thể ngăn chặn và loại bỏ chất thải, chất độc hại nguy hiểm ra ngoài.
PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam cho biết, thải độc gan là cách nói cho dễ hiểu, còn theo cách nói khoa học chính là bảo vệ màng tế bào gan.
Có nhiều loại thuốc bảo vệ màng tế bào gan như nhóm silymarin, có trong thành phần của cây kế sữa. Ngoài ra, còn có thuốc tăng tiết mật như chiết xuất từ atiso, nhân trần có tác dụng hỗ trợ chức năng chuyển hóa của gan, giúp gan tiêu hóa, hoạt động tốt hơn.
Các loại thuốc này được sử dụng cho các trường hợp tổn thương tế bào gan do bia rượu, virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay tự miễn nhằm mục đích giảm tối đa tác động xấu tới gan.
Trong Đông y, TTUT. Trần Văn Bản, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho biết, thải độc gan hay giải độc gan chỉ là cách nói dân dã, được mọi người sử dụng nhiều. Tuy nhiên, trong đông y, từ trước đến nay, không có từ thải độc gan và cũng không có tài liệu nào đề cập đến vấn đề này mà chỉ nói đến tả gan, xơ gan, nghĩa là xơ giải gan, sử dụng thảo dược thanh nhiệt, mát gan (như nhân trần, chi tử, atiso…), giúp chức năng của gan tốt lên.
Các biện pháp thải độc gan nhằm mục đích bảo vệ, ngăn ngừa bệnh lý tại gan…
PGS.TS. Trịnh Thị Ngọc cho biết, trong điều trị viêm gan do các nguyên nhân từ virus, nhiễm độc, nhiễm trùng… có thể dùng những phương pháp điều trị không đặc hiệu, nghĩa là sử dụng những thuốc bảo vệ màng tế bào gan (gọi nôm na là thải độc gan) chung cho tất cả các căn nguyên gây tổn thương gan.
Bên cạnh đó, nếu mức độ tổn thương không nghiêm trọng thì các loại thuốc này có thể làm cho chức năng gan được cải thiện, nhưng với các trường hợp bệnh nhân bị suy gan, thì ngoài những thuốc này còn cần các biện pháp can thiệp khác như lọc máu. Trường hợp quá nặng như xơ gan cổ chướng, xơ tế bào gan thì có thể phải thay gan.
Hơn nữa, theo TTƯT. Trần Văn Bản, để có thể thải độc gan cần biết gan bị nhiễm độc bởi nguyên nhân nào thì mới có biện pháp hiệu quả. Chẳng hạn, với người uống nhiều bia rượu, có thể sử dụng hoa sắn dây để trị các biểu hiện say rượu, nhưng tác dụng giải độc rượu thì không có tài liệu nào ghi chép lại.
Bên cạnh đó, gan có thể bị nhiễm độc do tiếp xúc với hóa chất, do sử dụng thuốc… nhưng cũng không có loại thuốc đặc hiệu nào cho viêm gan nhiễm độc hay làm sạch gan theo nghĩa ngăn ngừa hoàn toàn tổn thương gan.
Chính vì vậy, để ngăn ngừa hậu quả tại gan, biện pháp duy nhất là tránh xa các tác nhân gây độc mà bản thân mỗi người cần chủ động thực hiện, như không uống nhiều rượu, tránh tiếp xúc với hóa chất thời gian dài, không tùy tiện sử dụng thuốc trị bệnh, kể cả thuốc thảo dược…
Một số thảo dược mát gan.
Thải độc gan có bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý tại gan?
Theo TTƯT. Trần Văn Bản, người bệnh không nên tự ý sử dụng các sản phẩm được quảng cáo có tác dụng bổ gan, thải độc gan trong thời gian dài, mà không có ý kiến bác sĩ bởi ngay cả thảo dược cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Các loại thuốc thải độc gan không có tác dụng điều trị tổn thương hoặc ngăn ngừa bệnh gan.
Do đó, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, biện pháp bảo vệ và ngăn ngừa bệnh lý tại gan tốt nhất là thực hiện lối sống lành mạnh, bao gồm:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng rượu, bia.
- Ăn nhiều chất xơ từ rau, củ, quả, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đảm bảo bổ sung đủ protein cho các enzyme giúp cơ thể giải độc một cách tự nhiên.
- Tập thể dục đều đặn, hàng ngày.
- Uống đủ nước.
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Phòng tránh các nguy cơ gây viêm gan virus như tiêm vaccine phòng bệnh, không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục…
Tăng cường tập thể dục và duy trì cân nặng khỏe mạnh giúp bảo vệ gan.
Theo An Khánh
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
More Posts