Tel

0822555240

Email

mochoatra.shop@gmail.com

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng chất dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân chủ yếu do tỳ vị hư nhược gây nên…

Biểu hiện của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Khi dịch vị trào ngược từ dạ dày vào thực quản sẽ dẫn tới các triệu chứng như

– Ợ nóng: Cảm giác nóng bỏng vùng thượng vị và sau xương ức, lan dọc lên phía trên, xuất hiện nhiều sau khi ăn no, khi đứng cúi xuống hoặc khi nằm.

– Ợ chua: Cảm giác chua khi dịch vị trào lên miệng sau khi người bệnh ợ ra.

– Đau họng: Trong nhiều trường hợp, bệnh trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng như ho khan kéo dài, khàn tiếng, đau họng nuốt khó hoặc nuốt vướng.

– Đau vùng thượng vị: Bệnh nhân cũng có thể có các biểu hiện ậm ạch khó chịu của bệnh viêm loét dạ dày như đau vùng thượng vị liên miên, đầy bụng, ăn uống khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy.

Chất dịch từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

Bài thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một phạm vi rộng do nhiều nguyên nhân, triệu chứng phong phú…Tùy từng trường hợp mà ứng dụng bài thuốc phù hợp như sau:

Bài 1 -“Bán hạ tả tâm thang” gia giảm

– Thành phần: Bán hạ 10g, hoàng liên 6g, hoàng cầm 10g, ngô thù du 3g, trần bì 10g, phục linh 15g, huyền hồ 10g, chỉ thực 10g, ô tặc cốt 15g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Ứng dụng: Dùng trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện đau nóng vùng ngực rõ rệt, ợ chua nhiều, bụng đau âm ỉ, thích chườm ấm, lúc đói đau tăng lên, ăn vào thì đỡ đau, buồn nôn, chán ăn, tay chân lạnh, đại tiện nát.

Bài 2 -“Sài hồ sơ can tán” kết hợp “Hương tô tán” gia giảm

– Thành phần: Sài hồ 10g, bạch thược 10g, xuyên khung 6g, hương phụ 10g, tô cành 10g, trần bì 10g, chỉ xác 10g, uất kim 10g, huyền hồ 10g, diên hồ sách 10g, ô tặc cốt 15g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Ứng dụng: Dùng trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện đau vùng thượng vị, đau lan sang hai bên sườn, tức ngực, hay thở dài, chướng bụng, ợ hơi nhiều, tinh thần không tốt (căng thẳng) bệnh thêm nặng.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản chủ yếu do tỳ vị hư nhược gây nên.

Bài 3 -“Đan chi tiêu dao tán” kết hợp “Tả kim hoàn” gia giảm.

– Thành phần: Đan bì 10g, chi tử 10g, sài hồ 10g, bạch thược 10g, xích thược 10g, trần bì 10g, bán hạ 10g, phục linh 15g, đương quy 10g, huyền hồ 10g, chỉ thực 10g, bạch truật 15g, hoàng liên 6g, ngô thù du 3g, ô tặc cốt 15g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Ứng dụng: Dùng trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện vùng ngực đau nóng như có lửa đốt, hồi hộp, dễ cáu gắt, miệng khô, đắng, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền hoặc sác.

Bài 4 – “Nhất quán tiễn” kết hợp “Thược dược cam thảo thang” gia giảm

– Thành phần: Sa sâm 15g, sinh địa 15g, đương quy 10g, thược dược 10g, xuyên liên tử 10g, mạch môn 10g, ô tặc cốt 15g, trần bì 10g, bán hạ 10g, cam thảo 6g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Ứng dụng: Dùng trong trường hợp bệnh trào ngược dạ dày thực quản có biểu hiện vùng sau ngực hoặc dạ dày đau âm ỉ, miệng khô háo, lòng bàn tay bàn chân nóng, người mệt mỏi, đại tiện táo.

Bài 5 – “Đan sâm ẩm” kết hợp “Thất tiếu tán” gia giảm

– Thành phần: Đan sâm 15g, sa nhân 6g, đàn hương 10g, bồ hoàng 10g, ngũ linh chi 10g, xuyên liên tử 10g, huyền hồ 10g, uất kim 10g, đương quy 10g.

– Cách dùng: Sắc uống ngày 1 thang.

– Ứng dụng: Dùng trong trường hợp đau nhói vùng sau ngực, bụng đầy chướng, hình thể gầy yếu, nuốt khó, nôn ra máu, lưỡi tím có điểm ứ huyết.

Phòng bệnh trào ngược dạ dày thực quản

– Dinh dưỡng lành mạnh: Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc các chất sinh hơi gây chướng bụng khó tiêu.

– Bỏ thói quen xấu: Uống rượu, hút thuốc lá…

– Thay đổi lối sống: Giảm căng thẳng và áp lực trong công việc.

– Quản lý cân nặng: Tránh thừa cân béo phì.

– Tăng cường vận động thể chất phù hợp và đều đặn…

Nguồn: ThS. Hoàng Cao Hiếu

Giảng viên Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

More Posts

Có thể bạn quan tâm !

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!