Tel

0822555240

Email

mochoatra.shop@gmail.com

Giờ mở cửa

Mon - Fri: 7AM - 7PM

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

Mít là loại quả rất phổ biến trong mùa hè. Không chỉ bổ dưỡng mít còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên những trường hợp nào không nên ăn mít…

Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai. Miền Nam còn có mít tố nữ. Đây là loại trái cây được trồng phổ biến khắp mọi miền ở nước ta.

Theo y học cổ truyền, toàn bộ các bộ phận của cây mít đều có tác dụng chữa bệnh:

  • Quả xanh chát làm săn da.
  • Quả chín với các múi mít có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng chỉ khát, trợ phế khí, trừ chứng âm nhiệt.
  • Hạt mít có vị ngọt, tính bình, có mùi thơm, có tác dụng tu dưỡng ích khí, thông sữa.
  • Nhựa có vị nhạt, tính bình, có tác dụng tán kết tiêu thũng, giải độc, giảm đau.
  • Lá mít lợi sữa, giúp tiêu hoá, an thần.

Mít chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất tốt cho sức khỏe.

Các cách sử dụng mít có lợi cho sức khỏe

– Hạt mít: Hạt mít chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất, có tác dụng bổ trung ích khí, thông tiểu tiện, gây trung tiện. Hạt mít được sử dụng bằng nhiều cách như luộc, rang, nướng hay nấu cùng với cơm.

– Cùi mít: Cùi mít có vị thơm, ăn có vị ngọt, chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt còn có tác dụng long đờm. Cùi mít chín có thể ăn trực tiếp, thêm vào món salad hoặc dùng làm mít sấy khô…

Salad trái cây gồm cùi mít, thanh long, kiwi…

– Lá mít: Theo BS. Hoàng Xuân Đại, chuyên khoa y học cổ truyền, lá mít là bộ phận thường được dùng làm thuốc của cây mít. Lá mít non hoặc già có thể được đun sôi lấy nước dùng chữa ăn uống không tiêu, thiếu sữa, trị tiêu chảy… Ngoài ra, lá mít còn được dùng chữa tưa lưỡi hay tiểu cặn trắng ở trẻ… Lá mít tươi cũng được giã nát đắp lên mụn nhọt giúp giảm sưng, đau…

– Gỗ mít: Có thể dùng gỗ mít phơi khô đun với nước làm thuốc an thần, hỗ trợ giấc ngủ.

Lưu ý các trường hợp nên hạn chế ăn mít

– Người mắc bệnh đái tháo đường: TTND. Trần Văn Bản, nguyên Chủ tịch Hội Đông y cho biết, mít có thể làm tăng lượng đường trong máu do có chứa nhiều đường fructoza và đường glucoza. Do đó, người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều. Khi ăn cần được theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu và điều chỉnh liều lượng thuốc trị bệnh nếu cần thiết.

– Người bị dị ứng phấn hoa: Những trường hợp này nên tránh ăn mít do có thể phản ứng chéo với mít.

– Người có cơ địa nóng trong: Theo TTND. Trần Văn Bản, mít chứa nhiều đường làm tăng chuyển hóa trong cơ thể, có thể gây tình trạng nóng trong, khó chịu. Với người vốn có sẵn cơ địa nóng trong, ăn mít có thể gây mẩn ngứa, mụn nhọt…

Nguồn: Lê Thu Lương

Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.

More Posts

Có thể bạn quan tâm !

Viết một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!