Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
Theo Bs. Nguyễn Hồng Yến – Giảng viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, trà hoa vàng là loại trà thượng hạng. Trà có hương vị thơm ngon, giúp tăng cường, bồi bổ sức khỏe và có khả năng ngăn ngừa nhiều bệnh lý khác nhau.
Tại Việt Nam, cây trà hoa vàng thường mọc tại những vùng đất tơi xốp, có bóng râm và thoát nước thấp. Tuy vậy, sự phân bổ của cây trà tại nước ta khá hẹp. Trong những năm gần đây, hiểu được công dụng của trà hoa vàng nên nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng ngày càng tăng. Bởi vậy, các cơ sở dược liệu trên cả nước đã nuôi trồng thành công dược liệu này.
Đặc điểm dược liệu của trà hoa vàng
Trà hoa vàng còn có tên gọi khác là kim hoa trà, dược liệu mang những đặc điểm nổi bật như sau:
Cây trà thân gỗ màu xanh, cao khoảng 2m – 5m, cành cây mọc thưa, vỏ cây bên ngoài màu xám nhạt
Lá đơn, hình tròn, dài hẹp và mọc cách. Phiến lá thuôn, rộng 4 đến 5cm, dài 11 đến 14cm. Lá trà không có lông, có răng cưa nhỏ, cuống lá chỉ dài khoảng 6mm.
Hoa trà hoa vàng mọc đơn trên cuống lá. Mỗi bông thường có 8 đến 10 cánh hoa, màu vàng sáng, đường kính khoảng 5-6cm.Lá bắc dài, có màu xanh đậm và gân xanh. Vòi nhụy khoảng 3-4, dính vào nhau một phần.
Thông thường, cây đơm lộc vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 rồi ra lá mới. Mỗi cây trung bình sẽ phải mất 2-3 năm để lá già rụng đi. Vào tháng 11 hàng năm, cây ra hoa và sẽ tàn vào tháng 3 năm sau.
Thu hái và bào chế
Các nhà khoa học tại những quốc gia tiên tiến trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh lá, hoa và búp non của cây trà đều có thể được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, lá và búp có thể thu hái vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hoa trà cần được thu hoạch vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm. Đây là thời điểm hoa có nhiều giá trị dinh dưỡng nhất để có thể làm thuốc.
Sau khi thu hái, người dùng có thể sử dụng dược liệu tươi hoặc phơi, sấy khô và sao vàng, chế biến thành trà hoa vàng khô để sử dụng. Theo kinh nghiệm, để có được 1kg trà hoa vàng sấy khô cần phải dùng 10kg hoa tươi để bào chế.
Tác dụng của trà hoa vàng đối với sức khỏe
Theo Đông y, chúng được quy vào ba Kinh là Tâm, Thận, Can. Theo nghiên cứu y học hiện đại, trong trà có tới 33.8% hoạt chất có tác dụng ức chế, tác động tới quá trình ngăn ngừa và giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Thêm vào đó, các nguyên tố vi lượng như: Gemon, Zn, axit amin… có khả năng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý khác nhau.
Tác dụng của trà đã được nghiên cứu và chứng minh
Khí hậu nước ta rất phù hợp để cây trà hoa vàng sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, để bảo tồn cũng như phát huy các các thuốc quý hiếm, trà hoa vàng đã được các lương y, các doanh nghiệp đầu tư rất công phu, biến từ cây mọc hoang trong rừng thành cây thuốc vườn nhà và hàng chục ha phủ rộng nhiều địa phương ở khắp các nơi như Quảng Ninh, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lâm đồng… Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế, trà hoa vàng còn là dược liệu quý hiếm cần được nhân rộng và phát huy thêm.
Điển hình là ông Lê Mạnh Quy (huyện Hải Hà tỉnh Quảng Ninh) hơn 10 năm bỏ công nghiên cứu về cây trà hoa vàng. Ông từng bước tiếp cận và làm chủ các kỹ thuật trồng, chăm sóc, chế biến, xây dựng thương hiệu và buôn bán các sản phẩm trà hoa vàng. Vườn trà hoa vàng của ông dần rộng lên 4ha, với gần 10.000 cây, trong đó phần lớn là những cây trưởng thành.
Hay như cô gái Lê An Na (Hà Nội ), trong 10 năm qua cô đã nhân rộng và sưu tầm, nhân giống bảo tồn 44 loài trà hoa vàng và đã được các nhà khoa học ghi nhận. Nông trường giờ có khoảng 50.000 cây trà hoa vàng các loại, trong đó có khoảng một nửa là cây trà hoa vàng Thạch Châu – loài cây bản địa (cây đại mộc sống nhiều năm, cao từ 8 – 17 m) quý nhất và chất lượng tốt nhất.
Các công dụng của trà hoa vàng
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Điều hòa và cân bằng lượng đường trong máu. Hoạt chất oxy hóa có khả năng “dọn dẹp” gốc tự do, cân bằng việc chuyển hóa trong cơ thể và đốt cháy chất béo
Tác dụng tốt với hệ tim mạch: Polyphenol và polysaccharide giúp lưu thông khí huyết, điều hòa mỡ máu, ức chế axit béo trong cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu, ổn định huyết áp, hạn chế các huyết khối.
Thanh lọc cơ thể và hỗ trợ giải độc gan: Đào thải các chất độc trong cơ thể. Ngoài ra, flavonoid giúp ngăn ngừa sự xâm nhập của virus gây hại vào gan, trong đó có virus viêm gan C thường gặp. Lá trà hoa vàng không chỉ giúp thải các chất lỏng dư thừa ra ngoài, thức uống này cũng giúp đào thải độc tố và thanh lọc cơ thể hiệu quả cho bạn.
Điều trị chứng mất ngủ kinh niên: Khác với nhiều loại trà chứa hoạt chất cafein, loại trà này có khả năng điều trị chứng mất ngủ hiệu quả. Giúp an thần, giảm mệt mỏi và căng thẳng: Giúp giảm mệt mỏi, tăng khả năng tập trung, giải toả căng thẳng.
Ngăn ngừa và hỗ trợ chữa ung thư: Các hoạt chất có trong kim hoa trà có khả năng ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của tế bào ung thư. Với những bệnh nhân bắt đầu chuyển sang giai đoạn nặng, sử dụng trà có hiệu quả tốt, tác động tới quá trình điều trị.
Lá trà hoa vàng còn có tác dụng: Giảm cân, chất béo bị đốt cháy nhanh chóng; Chống lão hóa, trị mụn, chống nắng…
Cách sử dụng trà hoa vàng hiệu quả và đúng cách
Bs. Nguyễn Hồng Yến – Giảng viên Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam cho biết : Cách sử dụng trà hoa vàng ảnh hưởng lớn tới dược tính cũng như hiệu quả. Vì thế sử dụng như nào cho đúng, hiệu quả không phải ai cũng biết.
Cách pha trà đúng tiêu chuẩn sẽ đảm bảo được dược tính của trà hoa vàng
Dùng 6 – 10 hoa trà, cho vào ấm hoặc bình thủy tinh rồi hãm cùng nước sôi, thêm một chút muối tinh, cánh hoa khi pha ra sẽ đẹp mắt hơn.
Hãm trà trong khoảng 10 tới 15 phút thì có thể sử dụng. Nước trà vàng, trong, hương thơm dịu, thoang thoảng cùng với vị ngọt đặc trưng khiến người thưởng trà cảm thấy thích thú.
Có thể sử dụng trà thay nước lọc hàng ngày. Tốt nhất nên uống sau khi ăn sáng 30 phút
Trà hoa vàng ngâm rượu
Cách ngâm rượu từ kim hoa trà như sau:
Sử dụng hai bình khác nhau để ngâm rượu, 1 bình ngâm quả, một bình ngâm nụ và hoa.
Ngâm rượu trắng 40 độ với dược liệu theo tỷ lệ 1 lít rượu trắng và 100gr dược liệu.
Mỗi ngày bạn nên sử dụng 50ml và chia thành 2-3 lần uống trong ngày.
Theo Thùy Anh
Điện thoại | Email | Facebook | Youtube | Tiktok | Twitter
Bác sĩ Trần Thị Liên tốt nghiệp khoa Y HỌC DỰ PHÒNG tại trường Đại học y Hà Nội năm 2019. Hiện đang là quản lý nội dung của Mộc Hoa Trà.
More Posts